Nội Dung Chính
Tầm quan trọng của Dầu Thủy lực đối với máy móc
Dầu thủy lực trong hệ thống máy ép thủy lực giống như là máu trong cơ thể chúng ta, nó rất quan trong và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các thiết bị. Vì vậy việc chọn lựa được loại dầu thủy lực phù hợp để sử dụng là điều rất quan trọng, chọn dầu thủy lực với thông số như thế nào để thiết bị hoạt động ổn định là sự quan tâm hàng đầu khi sử dụng máy. Hãy HTCMECH khám phá những tiêu chí lựa chọn dầu thủy lực nhé.
Tính năng và công dụng của dầu thủy lực
- Như chúng ta đã biết các chi tiết máy trong quá trình hoạt động đều có những chuyển động tương đối với nhau, nên đây là nguyên nhân chủ yêu gây nên tình trạng mài mòn của các chi tiết. Dầu thủy lực với chỉ số nhớt động học cao giúp cho bề mặt các chi tiết máy được hình thành lớp phủ bề mặt bởi lớp màng nhớt, do đó hạn chế tình trạng va chạm và mài mòn giữa các chi tiết.
- Dầu thủy lực cũng giúp nâng cao hiệu suất máy bởi các chi tiết máy sẽ vận hành trơn chu hơn do được bôi trơn, bao phủ trong lớp dầu thủy lực.
- Các chi tiết máy trong hệ thống cũng được tăng độ bền do dầu thủy lực có khả năng chống oxy hóa bởi trong hầu hết các loại dầu thủy lực đều có thành phần của các chất phụ gia chống oxy hóa, chống mài mòn và han gỉ.
- Dòng dầu thủy lực được tuần hoàn trong hệ thống còn có tác dụng làm sạch, dầu sẽ cuốn theo các cặn bẩn, gỉ sét và được giữ lại ở bộ lọc đường hồi và bộ lọc đường hết trên thùng dầu. Dòng dầu còn mang theo nhiệt ở các bộ phận về giải nhiệt tại bộ làm mát giúp cho hệ thống có nhiệt độ ổn định trong quá trình hoạt động
Phân loại dầu thủy lực
Dầu thủy lực có bốn loại gồm: Dầu thủy lực gốc khoáng, Dầu thủy lực phân hủy sinh học, Dầu thủy lực chống cháy không pha nước, Dầu thủy lực chống cháy pha nước. Trong đó dầu thủy lực gốc khoáng được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80% . Ba loại dầu thủy lực còn lại, nhu cầu sử dụng ít hơn, chỉ chiếm 20% tổng lượng dầu thủy lực trên thị trường.
HH: dầu không có chất phụ gia
HL: dầu có phụ gia chống gỉ và chống oxi hóa
HM: HL + phụ gia làm tăng tính chịu mòn
HR: HL + phụ gia để tăng chỉ số nhớt
HV: HM + phụ gia để tăng chỉ số nht.
HG: HM +phụ gia chống dính.
HLP = HM (HM phân loại theo ISO, HLP là phân loại theo DIN)
HLPD: HLP + phụ gia tẩy rửa.
HS: Dầu thủy lực gốc tổng hợp không có khả năng chống cháy
HFAE: Dầu thủy lực chống cháy có 95% nước, nhũ dầu trong nước
HFAS: Dầu thủy lực thành phần Nước + Hóa chất
HFB: Dầu thủy lực chống cháy có 40% nước, dạng nhũ nước trong dầu
HFC: Dầu thủy lực chống cháy có hơn 35% nước, dạng dung dịch polymer gốc nước
HEPG: Dầu thủy lực ” Environment” gốc glycol tổng hợp
HETG: Dầu thủy lực ” Environment” gốc dầu thực vật
HEES: Dầu thủy lực ” Environment” gốc ester tổng hợp
HEPR: Dầu thủy lực ” Environment” gốc polyalphaolefin
HFDR: Dầu thủy lực chống cháy có thành phần là các phosphat ester
HFDU: Dầu thủy lực chống cháy có thành phần KHÔNG phải là các phosphat ester, ví dụ: polyol ester, polyalkale ne glycol
Trong đó dầu thủy lực gốc khoáng là lý tưởng nhất dùng cho hầu hết các hệ thống thủy lực bởi vì bản thân chúng là những dầu thủy lực xuất sắc. Dầu thủy lực gốc khoáng có chỉ số độ nhớt cao (high viscosity index – VI) có thể sử dụng trong một khoảng rộng độ nhớt. Thông thường, những sản phẩm độ nhớt cao đặc biệt phù hợp để sử dụng ở điều kiện nhiệt độ thấp. Tất cả dầu đều chứa phụ gia, ví dụ như chống oxide hóa, chống rỉ sét và chống mài mòn. Trong trường hợp phụ gia đã được tiêu thụ hoặc mất đi trong quá trình hoạt động thì những loại dầu này vẫn tiếp tục được sử dụng hiệu quả trong một thời gian dài nữa. Dầu này được xử lý cẩn thận để có khả năng tách nước và chống tạo bọt tốt. Vì khả năng chống oxide hóa cao, những tính chất này được duy trì trong thời gian dài hoạt động.
Do dầu thủy lực gốc khoáng là loại sản phẩm thông dụng nhất trên thị trường. Nên ngoài cách phân loại như trên. Một cách phân loại thông dụng khác, áp dụng cho dầu thủy lực gốc khoáng là phân loại theo độ nhớt động học ở (40oC, cSt) – Viscosity (40oC, cSt). Do Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới, nên phổ biến trên thị trường hiện nay là ba loại độ nhớt Iso VG 32, 46, 68. Hay tên gọi của chúng là Dầu thủy lực 32, Dầu thủy lực 46, Dầu thủy lực 68. Đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi Dầu thủy lực 32, 46, 68 có ý nghĩa như thế nào? Ngoài ba loại độ nhớt phổ biến trên, còn có các loại độ nhớt khác, ít thông dụng hơn như dầu thủy lực 22, dầu thủy lực 100,…
Chọn dầu thủy lực theo tiêu chí nào :
Chọn dầu thủy lực theo chỉ số độ nhớt động học
- Chỉ số nhớt động học của dầu thủy lực ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả bôi trơn và hiệu suất của hệ thống. Vì vậy điều đầu tiên khi mua dầu thủy lực là cần quan tâm tới chỉ số độ nhớt. Độ nhớt cần đảm bảo ở mức trung bình để không gây hư hỏng máy móc. Nếu độ nhớt của dầu thấp có thể khiến hiệu quả bôi trơn không tốt, ngược lại nếu độ nhớt cao thì sẽ gây khó khăn cho quá trình dịch chuyển dòng dầu.
- Độ nhớt dầu thủy lực phổ biến hiện nay theo tiêu chuẩn ISO là 32, 46 và 68, chỉ số nhớt dầu thủy lực 32 < dầu thủy lực 46 < dầu thủy lực 68. Các sản phẩm dầu thủy lực từ các thương hiệu khác nhau sẽ có chỉ số độ nhớt khác nhau và chúng ta hoàn toàn có thể xem được ở trên bao bì sản phẩm.
Chọn dầu thủy lực theo điều khiện sử dụng thiết bị
- Điều kiện sử dụng thiết bị máy móc cũng rất quan trọng để chọn dầu thủy lực phù hợp.
+ Điều kiện thời tiết : nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu năng làm việc, nên cũng cần chủ ýe tới điều kiện thời tiết ở tùng vùng miền.
+ Điều kiện làm việc của máy : tùy vào điều kiện sản xuất ở từng đơn vị mà thiết bị máy móc có thể có thời gian làm việc ngắn hay dài,trong môi trường nhiệt độ cao hay thấp. Điều này làm cho lượng nhiệt tích lũy và cho kỳ làm việc của các chi tiết trong hệ thống hoạt động tăng lên. Từ đó cần chọn loại dầu thủy lực phù hợp.
+ Nếu thiết bị máy mọc được lắp đặt ở nơi có nhiệt độ cao, tần xuất hoạt động liên tục hoặc lượng nhiệt sinh ra trong quá trình hoạt động cao thì nên chọn loại dầu thủy lực có độ nhớt 68. Đối với các thiết bị có tần xuất hoạt động ít thì chỉ cần dùng dầu thủy lực có độ nhớt 32 hoặc 46 là máy có thể vận hành tốt và ổn định.
- Người dùng cũng nên chú trọng những sản phẩm có khả năng chống tạo bọt và khí. Những loại Dầu Thủy lực chống đóng cặn và bay hơn cũng khá tốt cho máy móc chuyên dụng. Ngoài ra, dầu còn phải chống sự hình thành nhũ tương để đảm bảo hiệu quả sử dụng.