Van thủy lực

MÔ TẢ SẢN PHẨM

Van thủy lực là linh kiện không thể thiếu trong cấu tạo của một bộ nguồn thủy lực. Việc sắp xếp các van thủy lực trên bộ nguồn, theo tính toán và logic chặt chẽ sẽ tạo ra các bộ nguồn có nguyên lý hoạt động khác nhau, để phục vụ cho việc điều khiển các cơ cấu chấp hành theo mục đích sử dụng.

Xem thêm ...

    Nội Dung Chính

    Van thủy lực – Phân loại van thủy lực

    3 loại van điện từ thủy lực

    Van thủy lực là một trong những thành phần cơ bản của hệ thống thủy lực. Trong đó, van điều khiển đóng vai trò quan trọng với 3 loại: van điều khiển cơ, van điều khiển thủy lực, van điện từ điều khiển thủy lực.

    So với các loại van điều khiển bằng cơ hay điều khiển bằng áp lực chất lỏng thì van điện từ được nhiều người tin tưởng lựa chọn hơn cho những hệ thống thủy lực hoạt động liên tục, tần suất cao, chế độ làm việc nặng nhọc, độc hại.

    Trong tất cả các hệ thống thủy lực từ nhỏ đến lớn hay quy mô từ đơn giản đến phức tạp đều có sử dụng các van điều khiển để có sự phối hợp chặt chẽ, logic nhất. Mỗi hệ thống có thể từ một hoặc 2, … van điện từ điều khiển thủy lực.

    Van điện từ dầu thủy lực được các hãng nghiên cứu và chế tạo nhằm kiểm soát lưu lượng, điều khiển hướng dòng dầu, kiểm soát lực và moment của các máy móc, động cơ, hệ thống truyền động thủy lực.

    Van điều khiển áp suất – Presure control valves

    Chức năng của van điện từ điều khiển áp suất thủy lực đó là hạn chế, kiểm soát áp suất của hệ thống.

    Tất cả các van: Van an toàn thủy lực, van cân bằng thủy lực, van tuần hoàn…đều có chung một chức năng đó là giảm áp suất, đảm bảo áp suất luôn ở mức ổn định để hệ thống làm việc. Ngoài ra, mỗi van sẽ thức hiện thêm những công việc như kiểm tra sự chảy ngược, dẫn hướng.

    Người ta phân chia thành 4 nhóm van chính:

    + Van an toàn: Ngoài tên gọi là van an toàn thì người ta còn gọi nó là van xả tràn. Nó giúp hệ thống luôn luôn ở mức áp suất ổn định đã được cài đặt an toàn. Khi ở trạng thái bình thường, van sẽ đóng. Tuy nhiên, nếu mức áp suất vượt mức áp cài đặt thì van sẽ tự động mở để chất lỏng là dầu hay nhớt chảy về thùng chứa.

    + Van cân bằng: Nhờ có thiết bị này thì mà hệ thống có sự cân bằng giữa tải trọng và áp lực đối được tạo thành. Nó giúp không có sự dịch chuyển khi mạch nghỉ.

    + Van giảm áp: Chức năng của van là giảm áp suất dùng cho những hệ thống thủy lực phức tạp mà mỗi mạch lại yêu cầu áp suất khác nhau từ một nguồn chung.

    Sau khi cài đặt áp suất, áp suất của dòng dầu khi qua van sẽ giảm và luôn luôn nhỏ hơn mức áp lực đã cài đặt.

    + Van tuần tự

    Van sẽ thực hiện việc phân thứ tự trước sau, đầu tiên và cuối cùng của cơ cấu hoạt động khi áp suất đạt mức đã cài đặt.

    Việc lắp đặt van tuần tự sẽ giúp hệ thống hoạt động thông minh, nhanh chóng, logic và tiết kiệm.

    Van điều khiển hướng – Flow control valves

    Trong các hệ thống thủy lực, van điều khiển hướng trở thành một phần không thể thiếu. Chức năng của nhóm van này đó là điều khiển hướng dòng chảy của nhớt, dầu, hóa chất… theo ý muốn của người vận hành để phục vụ công việc tại từng thời điểm.

    Tùy vào loại van mà nhiệm vụ cụ thể của nó có thể là: đổi hướng, chặn dòng, hồi dầu, kiểm soát dầu.

    Phụ thuộc vào nhu cầu của hệ thống mà sử dụng van một chiều hoặc van đảo chiều 4/3, 5/2, 5/3…

    Van một chiều là thiết bị đóng vai trò bảo vệ động cơ khi nó được lắp trên đường ống và chỉ cho dầu chảy theo một chiều duy nhất, ngăn chặn tối đa dầu chảy ngược về bơm.

    Cấu tạo van điện từ thủy lực 5/3 sẽ gồm thân van và đầu điện. Thân van có 5 cửa: 2 cửa làm việc, 2 cửa xả và 1 cửa cấp dầu vào cùng với 3 vị trí: trái, phải, giữa.

    Mỗi van sẽ có 1 đầu điện hoặc 2 đầu điện tùy theo thiết kế van. Khi điện được cung cấp thì trong vòng 1-2s, van sẽ chuyển đổi trạng thái làm việc nhanh chóng.

    Phương diện lắp đặt thì thường van sẽ được bố trí gần nhau và tạo nên cụm van hoặc lắp chung 1 đế van để thuận tiện cho việc lắp đặt hoặc thay thế, sửa chữa, kiểm tra khi cần thiết.

    Van điều khiển lưu lượng – Directional control valves

    Loại van này cần thiết cho những hệ thống mà người điều khiển muốn kiểm soát lưu lượng của nước, dầu, nhớt hay hơi…

    Có nhiều loại van khác nhau: Van tuyến tính, van on off, van điện từ… Chúng ta thường bắt gặp các van điều khiển lưu lượng dưới dạng van bi, van cầu, van cánh bướm. Van sẽ có 2 phần: thân van và phần điều khiển dạng kích động. Nó giúp van có thể tự động trong hệ thống làm việc.

    Mỗi loại van đều có thông số riêng, kích thước theo tiêu chuẩn kỹ thuật chug đã được ban hành, kiểu lắp ghép riêng nên việc lựa chọn van để sử dụng cho hệ thống trở nên dễ dàng hơn. Một số thông số liên quan tới van mà khách hàng cần nắm đó là: lưu lượng chất qua van, điện áp, cỡ size, trọng lượng, áp suất min- max, nhiệt độ min-max…

    Sự kết hợp của 3 loại van điện từ: điều khiển áp suất, điều khiển lưu lượng, điều khiển hướng sẽ giúp hệ thống hoạt động ổn định, đáp ứng yêu cầu làm việc của bơm, xi lanh hay động cơ ở từng thời điểm khác nhau, an toàn với con người và môi trường xung quanh.